Sora Templates

jeudi 8 décembre 2022

Hai thông tin cần quan tâm về chống thấm mái bê tông

 

Bề mặt sàn bê tông là một trong những khu vực dễ bị thấm nước nhất bởi do tác động của một vài yếu tố như sàn mái bị rạn, nứt, tác ngoại lực khoan cắt hay do thời tiết thay đổi mưa nắng thất thường cũng khiến sàn dễ bị thẩm thấu. Vậy giải pháp chúng ta cần phải làm ở đây là phải chống thấm cho sàn bê tông của công trình.

 

1 Lưu ý xử lý bề mặt bê tông trước khi chống thấm sàn mái 



Với những bề mặt bê tông đã cũ, để thi công chống thấm đạt hiệu quả cao thì bạn cần phải:

Đầu tiên là băm, đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn… Sau đó, bạn hãy dùng máy xịt áp nước nước cao để vệ sinh bề mặt bê tông lót khỏi bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác… Cuối cùng, tiến hành trám vá bề mặt bê tông, gạch lát bị lõm lớn. Đối với trường hợp bề mặt quá lồi hoặc quá lõm, sử dụng máy mài làm phẳng để làm sạch bề mặt. Cần chú trọng bởi bề mặt xấu có thể đâm rách vật liệu chống thấm khi có tải trọng nặng tác động lên chúng.

- Đối với khe co giãn:

+ Trước tiên ta tiến hành đục tẩy, làm sạch khe nứt bằng máy thổi bụi.

+ Chuẩn bị bề mặt thật kỹ, làm sạch dầu, bụi bẩn bằng bàn chải hoặc máy cầm tay.

+ Khi bề mặt các khe co giãn được làm sạch ta tiến hành bơm keo trám khe kết cấu

- Đối với các vết nứt:

+ Lưu ý trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.

+ Chuẩn bị bề mặt thật kỹ, làm sạch dầu và bụi bẩn bằng bàn chải hoặc máy cầm tay

+ Tiến hành trám vá các vết nứt bằng matit chèn khe. 

Tìm hiểu các thông tin về chống thấm mái bê tông 

2 Lưu ý khi sử dụng vật liệu chống thấm



- Lưu ý khi chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh. Khi thực hiện thi công chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh để đem lại hiệu quả cao nhất cần lưu ý những điều sau đây: Tại vị trí chồng mí. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp. Đối với các vị trí yếu phải gia cố: Cần chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống. Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Khi thi công mà có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng thì phải đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.  

- Lưu ý khi chống thấm bằng phụ gia Sika. Khi chống thấm sàn mái bằng phụ gia SiKa cần lưu ý những điều sau: Đối với các sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc. Bạn không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịpKhi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.

 Xem chi tiết tại nhadepsaigon.net

 

Share:

0 commentaires:

Enregistrer un commentaire

Definition List

Contact

Pages

Support